Những loại thực phẩm nên trữ trong tủ đông
Bạn biết không? Bạn thực sự có thể giữ đông rất lâu thực phẩm và dùng cho nhiều ngày liên tục. Nhưng nó loại trừ thực phẩm đóng hộp, trứng, kem sốt…. vì nếu không trữ đúng cách thì chất lượng thực phẩm sau trữ đông cũng sẽ khó duy trì hay đảm bảo/
Các loại thực phẩm không nên lưu trữ trong tủ đông:
Phô mai: Nếu phô mai được cho vào tủ đông thì phô mai cứng sẽ bị xốp, bở ra. Nếu là phô mai mềm thì độ ẩm sẽ phá vỡ sự mềm mịn của chúng, khi đó, phô mai sẽ không còn ngon và hấp dẫn như lúc đầu.
Khoai tây: Khoai tây cũng là một loại thực phẩm không nên trữ đông vì thành phần nước rất cao, các tinh thể băng sẽ hình thành bên trong và khi rã đông, củ khoai tây cũng sẽ bị nhũn ra.
Sữa chua: Một số người sẽ rất thích sữa chua đông đá nhưng ít ai biết rằng kết cấu sữa chua sẽ thay đổi và làm giảm chất lượng của nó.
Trái cây & rau: Cũng như khoai tây, trái cây hay rau xanh đều là thực phẩm chứa nhiều nước. Vì thế, khi đặt nó vào tủ đông thì việc rã đông cũng sẽ làm chúng mềm nhũn ra.
Sữa tươi: Sữa tươi khi được đông lạnh sẽ đóng cục lổn nhổn khi rã đông. Vì thế, làm đông sữa không phải là sự chọn lựa đúng đắn.
Thời gian trữ đông là bao lâu thì hợp lý?
Mỗi loại thực phẩm sẽ có một thời gian dự trữ đông, bảo quản riêng biệt và trong phạm vi này, thành phần dinh dưỡng của chúng sẽ được đảm bảo.
- Thịt bò tươi: Bảo quản được dưới -3°C, thời gian tối đa là 2 tháng.
- Thịt lợn tươi: Nhiệt độ từ -1 đến 3°C, thời gian tối đa là 3 tháng.
- Thịt gia cầm tươi: Nhiệt độ từ -1 đến 1°C, thời gian tối đa là 3 tháng.
- Thịt xay, xúc xích tươi: Nhiệt độ khoảng 0°C, lưu trữ trong 6 tháng.
- Cá tươi: Nhiệt độ là -1 đến 1°C, tối đa từ 5 – 6 ngày.
- Tôm: Nhiệt độ là -7°C, tối đa từ 5 – 6 ngày.
- Rau tươi: Bảo quản ở nhiệt độ từ 7 đến 10°C, tối đa 5- 6 ngày.
- Hoa quả: Nhiệt độ từ 8 đến 10°C, bảo quản trong 7 ngày.
Bạn có thể ghi ngày bảo quản lên thực phẩm trước khi bảo quản chúng để biết chính xác thời gian bảo quản và sử dụng trong thời gian cho phép.